Phương thức Vận chuyển Hàng lẻ Không đầy Container bằng Đường biển Có Những Quy tắc Nào?
Việc xuất trình sai chứng từ cho cơ quan hải quan có thể gây ra mọi sự chậm trễ. Và làm việc dựa trên các quy tắc và quy định lỗi thời có nguy cơ phát sinh thêm chi phí không mong muốn. Hãy kiểm tra kiến thức của bạn trước khi bắt đầu hành trình vận chuyển hàng lẻ không đầy container (LCL) bằng đường biển
Phương thức vận chuyển hàng lẻ không đầy container (LCL) đòi hỏi bạn phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt. Bạn cần chuẩn bị đúng loại chứng từ cho hàng hóa và tuyến đường cụ thể của mình; bạn cần phải nộp thuế nói chung và thuế hàng hóa của mỗi quốc gia, đồng thời tuân thủ quy định của chính phủ; và bạn cần đóng gói hàng hóa để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro.
Bài viết này sẽ xem xét lần lượt tất cả các vấn đề này, mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về quy tắc vận chuyển hàng lẻ không đầy container (LCL). Bạn có thể đã quen thuộc với các quy tắc vận chuyển hàng nguyên container (FCL) và vận chuyển hàng không; có nhiều điểm chung giữa hai phương thức khác nhau này. Cụ thể là việc tuân thủ quy định chắc chắn sẽ giúp mọi hành trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ.
Tôi Cần Biết Những gì về Chứng từ LCL?
Với mọi lô hàng, kể cả lô hàng lẻ không đầy container, bạn cần xuất trình đúng loại chứng từ với cơ quan chức năng khi xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Danh sách chứng từ mà bạn bắt buộc phải có để vận chuyển lô hàng LCL tùy thuộc vào hai yếu tố sau: loại hàng hóa bạn đang vận chuyển và bạn đang vận chuyển đến và đi khỏi những địa điểm nào.
Để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa LCL tại cơ quan hải quan, trong mọi trường hợp, bạn sẽ cần xuất trình một số chứng từ quan trọng sau đây:
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Vận đơn
- Tờ khai hải quan xuất/nhập khẩu
- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có yêu cầu)
Tôi Bắt buộc Phải Thực hiện Những Trách nhiệm Tài chính Nào?
Giống như mọi phương thức vận chuyển khác, với LCL, bạn chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phí do nhiều cơ quan thu. Tùy thuộc vào điểm đi và điểm đến, bạn có thể phải trả phí cho kho hàng nơi trông giữ hàng hóa LCL, cũng như đơn vị chịu trách nhiệm chất xếp và vận chuyển hàng hóa LCL tại các nhà xưởng trong bến cảng. Bạn cũng có thể phải nộp thuế nói chung và thuế hàng hóa do chính phủ ấn định. Nếu bạn luôn muốn có sự minh bạch, hãy tìm đơn vị khai thác vận tải uy tín có biểu phí đáng tin cậy và lập hạng mục rõ ràng cho mỗi khoản phí.
Nhận thông tin chi tiết về hậu cần qua email
Đăng ký nhận thông tin cập nhật thị trường hàng tháng của chúng tôi và được mời tham gia các hội thảo trực tuyến độc quyền nơi các Chuyên gia Giao nhận Vận tải của chúng tôi trả lời tất cả các câu hỏi của bạn về thương mại toàn cầu.
Tôi Có thể Vận chuyển Lô hàng LCL đến Mọi Quốc gia Không?
Bạn có thể vận chuyển lô hàng LCL đến mọi quốc gia nhưng với một số điều kiện. Thứ nhất, bạn cần kiểm tra với đơn vị khai thác vận tải của mình xem họ có thể vận chuyển hàng hóa đến mọi quốc gia hay không. Ví dụ: DHL Global Forwarding có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu (tức là hầu như mọi quốc gia trên thế giới) và chúng tôi vận chuyển hàng hóa LCL giữa hơn 45.000 cặp kho bãi khác nhau. Thứ hai, xin lưu ý rằng không có bất kỳ đơn vị khai thác vận tải nào có thể vận chuyển hàng hóa LCL đến hoặc đi khỏi các quốc gia có rủi ro cao hoặc bị áp dụng lệnh trừng phạt, hiện bao gồm Crimea, Cuba, Iran, Triều Tiên và Syria.
Làm cách nào để Tôi Tuân thủ Mọi Quy định của Chính phủ?
Bạn nên tuân thủ triệt để tất cả các quy định và luật hiện hành tại quốc gia đi, nơi chuyển tải hàng hóa và quốc gia đến cho lô hàng LCL của mình. Tuy nhiên không dễ để theo kịp các yêu cầu luôn thay đổi vì các quy định của chính phủ hiếm khi được giữ nguyên. Vì vậy, bạn nên tận dụng kiến thức của một đơn vị khai thác vận tải có kinh nghiệm, thường xuyên tiến hành hoạt động vận chuyển LCL ở quốc gia mục tiêu của bạn và đảm bảo tất cả các nhân viên, đại lý và nhà cung ứng đều đáp ứng những yêu cầu mới nhất.
Có Những Quy tắc Nào về An toàn Hàng hóa?
Để đảm bảo an toàn cho lô hàng LCL, bạn nên bắt đầu từ cách đóng gói hàng hóa. Nếu bạn không đóng gói đúng cách, hàng hóa của bạn có thể bị hư hỏng đồng thời cũng làm tổn hại các hàng hóa khác trong container dùng chung. Bạn có trách nhiệm lựa chọn bao bì phù hợp nhất cho hàng hóa cụ thể của mình và đảm bảo hàng hóa trong tình trạng an toàn, có thể đi biển. DHL Global Forwarding có thể giúp bạn bằng cách cung cấp cơ sở vật chất, nguyên vật liệu và dịch vụ đóng gói LCL chuyên nghiệp.
Khi gửi hàng hóa LCL đã đóng thùng gỗ để vận chuyển quốc tế, đặc biệt là sang Úc và New Zealand, bạn có thể phải hun trùng cho gỗ và hàng hóa của mình. Mục đích là để bảo vệ các khu rừng địa phương và môi trường sống của động vật hoang dã trước bất kỳ loài côn trùng ngoại lai nào tìm cách xâm nhập vào bên trong hàng hóa và thùng gỗ vận chuyển của bạn!
Nếu có hàng hóa quá khổ, bạn nên kiểm tra xem đơn vị khai thác vận tải có thể xử lý loại hàng hóa này tại kho LCL ở điểm đi và điểm đến hoặc kho gom hàng lẻ (CFS) hay không. Xin nhắc lại, bạn nên tìm hiểu trước điều này để tránh các khoản phí ngoài dự đoán và cũng để bạn biết được liệu mình có phải trả thêm phí cho loại hàng này hay không.
Khi hàng hóa LCL tới điểm đến, người nhận hàng ở khâu nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm cho sự an toàn của hàng hóa.
Tôi Có Cần Mua Bảo hiểm cho Hàng hóa Không?
Bạn không bắt buộc phải mua bảo hiểm hàng hóa cho phương thức vận chuyển LCL, tuy nhiên bạn nên làm điều này. Giống như mọi phương thức vận chuyển khác, phương thức này cũng có một số rủi ro và nếu có sự cố lớn xảy ra trên biển thì điều đó sẽ là thảm họa. Hướng dẫn ngắn của DHL Global Forwarding về lý do vì sao người gửi cần có bảo hiểm hàng hóa là tư liệu hữu ích để bạn tham khảo.
Theo điều khoản trách nhiệm tiêu chuẩn trong các chính sách của đơn vị khai thác vận tải và hãng chuyên chở, nếu bạn có thể chứng minh rằng họ đã có sai sót – quá trình chứng minh diễn ra rất phức tạp – thì mức bồi hoàn thường thấp hơn nhiều so với giá trị thương mại của hàng hóa. Điều này là do cách tính tiền bồi thường dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Tất nhiên, mỗi yêu cầu bồi thường là khác nhau, tuy nhiên chúng tôi đã phân tích một trường hợp yêu cầu bồi thường vận tải đường biển để minh họa sự chênh lệch đáng kể giữa khoản bồi thường không có bảo hiểm (7.980 đô la Mỹ) và khoản bồi thường có bảo hiểm (70.000 đô la Mỹ). Bạn có thể xem nội dung chi tiết trong bài viết này của DHL Global Forwarding: Làm cách nào để bạn hạn chế rủi ro?
Khi xem xétrủi ro biến đổi khí hậu ngày càng tăng do động đất, sóng thần, lũ lụt, v.v. và tính toán số tiền mà tổ chức của bạn có thể chịu tổn thất nếu thảm họa xảy ra, bạn có thể thấy rằng chi phí bỏ ra cho hợp đồng bảo hiểm của riêng bạn là hoàn toàn xứng đáng.
Có Quy định Đặc biệt nào về Hàng hóa Nguy hiểm Không?
Nhìn chung , bạn có thể vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (DG) bằng phương thức LCL , tuy nhiên bạn cần tránh để chung một số loại hàng hóa trong cùng container. Ví dụ như bạn không nên để chung pháo hoa và diêm! Xin lưu ý rằng một vài quốc gia đến không chấp nhận hàng hóa nguy hiểm hoặc chỉ chấp nhận loại hàng hóa này nếu có một số quyết định phê chuẩn nhất định. Bạn nên thảo luận chi tiết với đơn vị khai thác vận tải của mình.
Bạn Có thể Cũng Quan tâm Đến
Bạn muốn đọc thêm các câu chuyện về giao nhận vận tải?
Nhận thông tin mới nhất về Giao nhận Vận tải Hàng không, Đường biển và Đường sắt trong hộp thư đến của bạn hàng tháng, cùng với lời mời thường xuyên tham gia hội thảo trên web của chúng tôi.