#TưVấnThươngMạiĐiệnTử

4 thách thức sắp tới của thương mại điện tử trong năm 2024

facebook sharing button
twitter sharing button
linkedin sharing button
Smart Share Buttons Icon Share
4 thách thức sắp tới của thương mại điện tử trong năm 2024

Ngành thương mại điện tử đã chuẩn bị sẵn sàng cho một năm đổi khác vào năm 2024, với những thách thức có thể khiến cho thị trường kỹ thuật số phải định hình lại. Khi doanh nghiệp điện tử xoay trục để giải quyết những thử nghiệm mới nổi, việc quan trọng là hiểu được những thách thức này và những xu hướng thương mại điện tử mới nổi để đưa ra những giải pháp có thể giúp doanh nghiệp dẫn đầu trong bối cảnh cạnh tranh.

1. Vai trò ngày càng quan trọng của bảo mật dữ liệu

Trong bối cảnh lừa đảo kỹ thuật số và thư rác ngày càng gia tăng, bảo mật dữ liệu trở thành vấn đề hàng đầu của thương mại điện tử. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn những rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến, thứ khiến cho an ninh mạng trở thành mối lo ngại đáng kể.

Để tránh vấn đề này, công ty thương mại điện tử không những phải tăng cường phòng thủ trước những mối đe dọa trên mạng mà còn phải hoạt động năng suất để giành và giữ được niềm tin của người tiêu dùng. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp những giải pháp như triển khai giao thức bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt, tuyên truyền cho người tiêu dùng về biện pháp bảo mật và đảm bảo tính minh bạch nếu xảy ra tình trạng vi phạm dữ liệu. Trong bối cảnh doanh nghiệp phải vật lộn với những thách thức thương mại điện tử này, việc chuyển đổi sang cổng thanh toán an toàn hơn và danh tính trực tuyến có xác minh đang dần trở thành chuẩn mực, xác định các chuẩn mới trong lĩnh vực hậu cần thương mại điện tử.

2. Nâng cao kỳ vọng của khách hàng 

Khách hàng thương mại điện tử ngày nay có sự khác biệt rất lớn so với khách hàng của vài năm trước. Người tiêu dùng hiện đại mong muốn giao hàng nhanh hơn, thời gian quay vòng ngắn hơn (TAT) và dịch vụ hậu cần trả hàng liền mạch, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại chiến lược của mình. Trước những yêu cầu đó, doanh nghiệp thương mại điện tử đang cải tổ chuỗi cung ứng của mình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Việc này liên quan đến quá trình tận dụng phân tích dữ liệu theo thời gian thực, giúp cải thiện khả năng dự báo, là điều vô cùng quan trọng để đáp ứng được lịch giao hàng chặt chẽ. Ngoài ra, cá nhân hóa dựa trên AI là nội dung đang được áp dụng với tốc độ nhanh chóng để điều chỉnh trải nghiệm mua sắm theo sở thích của từng cá nhân người tiêu dùng, qua đó nâng cao sự hài lòng và nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng.

DHL Express với các dịch vụ chuyển phát cao cấp của mình đang dần vươn lên đáp ứng những nhu cầu hiện đại này. Với việc cung cấp dịch vụ Giao hàng theo yêu cầu, DHL giúp khách hàng lựa chọn cách thức, địa điểm và thời điểm giao hàng một cách linh hoạt, đây là điều đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại xét trên khía cạnh thuận tiện và kiểm soát. Cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm này là phản ứng chiến lược trước những kỳ vọng đang ngày càng thay đổi trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Ngoài ra, DHL Express tối ưu hóa các tuyến giao hàng thông qua việc khai thác ưu điểm của Wise Systems 1, một phần mềm hỗ trợ AI. Đây là công nghệ tiên tiến xem xét điều kiện giao thông theo thời gian thực, cập nhật tình hình thời tiết và những thay đổi đột ngột về tuyến đường nhằm xác định tuyến đường giao hàng hiệu quả nhất. Kết quả là thời gian giao hàng giảm đáng kể và TAT được cải thiện về tổng thể. Sự tích hợp thông minh giữa AI và tùy chọn giao hàng tập trung vào khách hàng này báo hiệu sự thay đổi hướng tới hệ sinh thái thương mại điện tử năng động hơn, với việc coi trọng và kỳ vọng vào tính linh hoạt và giao hàng nhanh chóng, đảm bảo việc đặt yếu tố sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng lên hàng đầu trong quá trình trải nghiệm thương mại điện tử.

 3. Cạnh tranh từ các thương hiệu D2C

Những thương hiệu Trực tiếp tới Người tiêu dùng (D2C) đang định hình lại thị trường bán lẻ thông qua việc bán hàng trực tiếp cho khách hàng, bỏ qua đơn vị trung gian truyền thống như nhà bán buôn, nhà bán lẻ và những đơn vị trung gian khác. Đây là mô hình kinh doanh cho phép thương hiệu D2C thu thập được dữ liệu khách hàng phong phú, đem đến những trải nghiệm cá nhân hóa và xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Thường là hoạt động trực tuyến, nhờ vào hoạt động tinh gọn hơn và mối liên kết với khách hàng chặt chẽ hơn mà những thương hiệu D2C có thể đưa ra mức giá cạnh tranh và TAT nhanh hơn.

Khi những thương hiệu D2C tiếp tục phát triển, việc bắt buộc cần làm là cung cấp sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với sản phẩm được tìm thấy trong những cửa hàng bán lẻ truyền thống do thương hiệu Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C) thành lập để phân biệt sản phẩm của họ trong thị trường ngày càng cạnh tranh này. Để làm được điều này, nhiều thương hiệu B2C tập trung vào việc tạo ra dịch vụ giá trị gia tăng để khách hàng nâng cao trải nghiệm toàn diện. Ví dụ: họ có thể giới thiệu dòng sản phẩm độc quyền, đặc quyền chỉ dành cho thành viên hoặc hỗ trợ thêm sau mua hàng, biến giao dịch tiêu chuẩn thành dịch vụ cao cấp.

Ngoài ra, để nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu, những thương hiệu B2C đang tận dụng ưu điểm của việc kể chuyện, đảm bảo việc khách hàng cảm nhận được mối liên kết vượt xa sản phẩm với thương hiệu. Các thương hiệu có thể tạo dựng tiếng vang sâu sắc hơn với người tiêu dùng bằng cách truyền đạt những giá trị như tính bền vững, tay nghề hoặc sự đổi mới và cung cấp sản phẩm chất lượng cao

Trên cơ sở này, các thương hiệu B2C sử dụng dữ liệu khách hàng không chỉ nhằm mục đích cá nhân hóa trải nghiệm mà còn đem đến những trải nghiệm dịch vụ riêng biệt. Họ điều chỉnh thông tin liên lạc, ưu đãi và đề xuất sản phẩm thông qua phân tích thói quen mua hàng, phản hồi và sở thích, qu đó tạo ra một dịch vụ phù hợp với từng khách hàng. Các thương hiệu B2C có thể nâng cao vị thế của mình trong mắt người tiêu dùng và tạo ra lòng trung thành lâu dài trong môi trường thương mại điện tử cạnh tranh bằng việc cung cấp dịch vụ độc đáo, cá nhân hóa và thúc đẩy câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ.

 4. Nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh thương mại điện tử

Trong không gian thương mại điện tử ngày càng đông đúc, với sự xuất hiện gần như hàng ngày của các thương hiệu mới, các nhà bán lẻ nhận thấy rằng việc cung cấp trải nghiệm mua sắm trọn gói đặc biệt chính là chìa khóa để thu hút và duy trì sự chú ý của người tiêu dùng nằm. Không còn chỉ là nói về sản phẩm nữa; mà chính là cách thức trình bày sản phẩm, phân phối và hỗ trợ nhằm đem đến cho người mua sắm hàng ngày những trải nghiệm 'cao cấp'.

Các công ty tăng cường giao diện người dùng để tạo sự khác biệt. Họ hiểu rằng điểm tiếp xúc đầu tiên mà khách hàng có với thương hiệu thường đến từ giao diện trực tuyến rõ ràng, trực quan và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là đầu tư vào hình ảnh chất lượng cao, điều hướng dễ dàng và yếu tố có tính chất tương tác không chỉ tạo sự trực quan mà còn đem đến sự thú vị khi duyệt web. Có thể cải thiện điều này hơn nữa bằng cách đơn giản hóa quy trình thanh toán với tùy chọn thanh toán nhanh chóng, an toàn và đa dạng, giảm ma sát và tỷ lệ từ bỏ. Có thể nâng cao đáng kể trải nghiệm của khách hàng, giúp họ có trải nghiệm suôn sẻ và không gặp rắc rối thông qua những tính năng như mua hàng bằng một cú nhấp chuột, ví kỹ thuật số và tùy chọn tài chính linh hoạt.

Tuy nhiên, sự vượt trội trong khâu giao hàng và hậu cần mới chính là điểm khác biệt thực sự. Có thể nâng tầm thương hiệu trong mắt người tiêu dùng — thông qua những tùy chọn giao hàng ưu việt — như giao hàng trong ngày, thời hạn giao hàng chính xác và theo dõi thời gian thực. Điều tối quan trọng là triển khai khuôn khổ hậu cần vững chắc để dịch vụ giao hàng được diễn ra nhanh chóng, đáng tin cậy và minh bạch. Đây là nơi dịch vụ khách hàng giao nhau với dịch vụ hậu cần; đem đến cho khách hàng thông tin cập nhật chủ động, tùy chọn thay đổi lịch dễ dàng và chính sách hoàn trả không rắc rối như một phần trải nghiệm cao cấp.

Hơn nữa, thị trường thương mại điện tử đang chứng kiến quá trình thúc đẩy hướng tới sự bền vững một cách rõ ràng. Vận tải xanh và thực hành kinh doanh bền vững không chỉ trở thành yếu tố khác biệt mà còn trở thành những kỳ vọng một cách nhanh chóng. Người tiêu dùng có ý thức cao hơn về dấu chân sinh thái của minhg và đưa ra quyết định mua hàng ngày càng phù hợp với giá trị của họ. Những nhà bán lẻ cung cấp tùy chọn vận chuyển thân thiện với môi trường và sử dụng vật liệu đóng gói bền vững mà nhóm nhân khẩu học ngày càng tăng này đang ưa chuộng. Họ không chỉ bán một sản phẩm; mà họ đang bán một cam kết với hành tinh này và người tiêu dùng thì đang chú ý đến điều đó.

Nắm bắt tương lai: Vượt trội trong ngành thương mại điện tử cùng với DHL Express Việt Nam

Trong thế giới thương mại điện tử năng động, thách thức không chỉ là trở ngại nữa mà còn là cơ hội đổi mới và tăng trưởng. Khi doanh nghiệp cố gắng dẫn đầu trong bối cảnh ngày càng phát triển này, giá trị của đối tác hậu cần đáng tin cậy ngày càng rõ ràng hơn. 

DHL Express Việt Nam nổi lên như một đối tác như vậy, có thể hỗ trợ và cung cấp giải pháp toàn diện phù hợp với nhu cầu riêng biệt của ngành thương mại điện tử. Từ việc đảm bảo khả năng vận chuyển bưu kiện an toàn khắp Việt Nam đến việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng để đạt hiệu quả và tạo điều kiện vận chuyển quốc tế liền mạch, DHL Express Việt Nam có năng lực giúp cả doanh nghiệp B2B và B2C giải quyết vấn đề phức tạp của thương mại điện tử hiện đại. Mở tài khoản doanh nghiệp DHL Express chính là bước đi mang tính chiến lược mà bất kỳ công ty nào muốn giải quyết những thách thức của thương mại điện tử từ năm 2024 trở đi có thể thực hiện với sự tự tin và linh hoạt, đảm bảo khả năng dẫn đầu trong tương lai ngành thương mại điện tử.