Ngành công nghiệp ô tô đang trở thành điểm đặc trưng cho bối cảnh kinh tế Việt Nam với sự tăng trưởng mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với toàn ngành trên toàn cầu.. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 Đông Nam Á về sản xuất ô tô, với những nhà máy đươc thành lập trong những năm gần đây đến từ những hãng sản xuất ô tô như Toyota, Honda, Ford, Kia và Huyndai. Thị trường ô tô ở Việt Nam cũng đang ở giai đoạn bùng nổ, với mức tăng trưởng doanh số bán ô tô là 52,2% so với cùng kỳ năm trước (YOY) từ năm 2021 đến năm 20221.
Điều đó cho thấy, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không chỉ phát triển tốt trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Theo Vietnam Plus, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Việt Nam đạt 11,98 tỷ USD vào năm 20222, được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa vào năm 2023 và những năm tiếp theo. Với việc xuất khẩu phụ tùng ô tô sắp trở thành một nguồn đóng góp góp đáng kể vào cơ cấu thương mại quốc gia, các doanh nghiệp nội địa trong ngành ô tô Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cũng tìm hiểu những lời khuyên hàng đầu để dễ dàng vận chuyển và xuất khẩu phụ tùng ô tô từ Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Thị trường ô tô và ngành phụ tùng ô tô ở Việt Nam
Bối cảnh lịch sử và sự phát triển
Mitsubishi, Toyota và Isuzu xây dựng những nhà máy ô tô đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1995. Ban đầu họ tập trung vào lắp ráp ô tô từ linh kiện nhập khẩu, đây là lĩnh vực trải qua nhiều năm phát triển nhờ vào nguồn đầu tư đáng kể từ các thương hiệu ô tô quốc tế. Ngày nay, năng lực sản xuất ô tô của Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng lắp ráp xe hoàn chỉnh cũng như sản xuất bộ phận và linh kiện ô tô, để xuất khẩu sang các nước như Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh, theo dữ liệu từ The Observatory of Economic Complexity (OEC)3.
Năng lực sản xuất và tiến bộ công nghệ
Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có sự phát triển vượt bậc kể từ khi thành lập, với sự tận dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện rõ quamức gia tăng ổn định về số lượng xe sản xuất hoặc lắp ráp trong nước từ 287.586 năm 2018 lên 439.600 năm 20224, theo báo cáo của Vietnam Plus. Có nhiều hãng sản xuất ô tô, nhà sản xuất vệ tinh, nhà cung cấp linh kiện lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam, xây dựng nhà máy sản xuất ô tô nhằm tận dụng nguồn lao động tay nghề cao trong nước. Theo Vietnam Plus , cuối năm 2022, có 400 nhà cung cấp linh kiện ô tô Việt Nam đủ tiêu chuẩn trở thành nhà cung cấp cấp 1 cho những hãng ô tô lớn5.
Chính sách và ưu đãi của Chính phủ
Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô , tập trung vào nâng cao năng lực sản xuất ô tô trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu. Theo Hanoi Times cácchính sách này bao gồm ưu đãi về thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp sản xuất ô tô6.
Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh đến quan hệ hợp tác với những nhà sản xuất ô tô toàn cầu trong việc chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực ngành ô tô địa phương. Ngoài ra, chính phủ cũng nỗ lực mở rộng hệ sinh thái sản xuất phụ tùng ô tô nhằm củng cố vị thế của Việt Nam với tư cách là một nhà cung cấp quan trọng trên thị trường ô tô quốc tế, thúc đẩy quá trình đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho cả sản xuất và xuất khẩu phụ tùng ô tô.
Nhu cầu toàn cầu về phụ tùng ô tô
Thị trường phụ tùng ô tô toàn cầu ngày càng mở rộng, dưới sự thúc đẩy của việc tăng doanh số bán xe, xưởng xe đã cũ và việc sử dụng xe điện đang ngày càng gia tăng (EV). Điều này bao gồm nhu cầu của người tiêu dùng đối với phụ tùng ô tô chất lượng cao ngày càng tăng, tiến bộ công nghệ trong chẩn đoán và linh kiện thông minh, cũng như sự đẩy mạnh điện khí hóa và nhu cầu về linh kiện cụ thể như pin và hệ thống truyền động điện. Dưới sự thúc đẩy của những yếu tố này, thị trường phụ tùng ô tô toàn cầu được ước tính sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân với tốc độ 6,8% trong bảy năm tới, vượt qua mức 1103,4 tỷ USD vào năm 20307, theo Global Newswire .
Những thị trường hàng đầu nhập khẩu phụ tùng ô tô từ Việt Nam
Vào năm 2022, với giá trị xuất siêu 160 triệu USD, ngành phụ tùng ô tô Việt Nam khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thị trường quốc tế8. Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản nổi lên là những điểm đến hàng đầu về xuất khẩu phụ tùng ô tô của Việt Nam9, mỗi quốc gia lại có đặc điểm thị trường riêng.
Đặc điểm của thị trường phụ tùng ô tô ở Hoa Kỳ là nhu cầu cao về phụ tùng ô tô chất lượng cho cả xe điện và xe truyền thống, phản ánh sự tiên tiến của ngành công nghiệp ô tô quốc gia này. Thái Lan là trung tâm của thị trường ô tô ASEAN, đánh giá cao những linh kiện có hiệu quả về mặt chi phí cho lĩnh vực sản xuất và hậu mãi. Thị trường Nhật Bản ưu tiên những linh kiện được chế tạo chính xác, phù hợp với danh tiếng của nhà sản xuất xét trên phương diện chất lượng và độ tin cậy.
Điều hướng logistics và hải quan để xuất khẩu thuận lợi
Vận chuyển phụ tùng ô tô từ Việt Nam đến địa điểm nước ngoài là việc phức tạp, cần cân nhắc nhiều yếu tố như hoạt động logistics, thủ tục hải quan và thuế thương mại.
Thuế và phí
Việt Nam có một số hiệp định thương mại tự do (FTA) với các thị trường xuất khẩu phụ tùng ô tô chính mà doanh nghiệp có thể tận dụng để giảm gánh nặng về thuế và phí khi xuất khẩu.
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Giảm thuế quan và tăng cường quan hệ thương mại, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường như Mỹ, Nhật Bản10.
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA): Khuyến khích thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản bằng cách gỡ bỏ bớt các rào cản11.
- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) với Thái Lan: Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực và giảm thuế quan giữa các nước thành viên ASEAN12.
- Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (US-Vietnam BTA): Giảm bớt rào cản thương mại, tạo điều kiện cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ13.
Chứng từ vận chuyển
Việc quan trọng là đảm bảo rằng các chứng từ cần thiết khi vận chuyển phụ tùng ô tô đã được chuẩn bị sẵn sàng. Việc này giúp cho quá trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ và ngăn ngừa rủi ro như hàng hóa bị giữ lại hoặc bị từ chối. Chứng từ xuất khẩu cần thiết thường bao gồm nhưng không giới hạn:
- Hóa đơn Thương mại: Trình bày chi tiết về giao dịch giữa người bán và người mua, là những thông tin rất quan trọng đối với thủ tục hải quan.
- Phiếu đóng gói hàng hóa: Trình bày nội dung, trọng lượng và kích thước của lô hàng
- Chứng nhận Xuất xứ: Xác minh quốc gia sản xuất sản phẩm, là thông tin cần thiết để phân loại thuế quan.
- Vận đơn hoặc Vận đơn Hàng không: Hợp đồng giữa chủ hàng và hãng vận chuyển.
Bạn nên tự tìm hiểu bất kỳ chứng từ hải quan nào mà quốc gia nơi bạn gửi hàng đến yêu cầu. Ví dụ, đối với phụ tùng ô tô vận chuyển đến Thái Lan, hải quan Thái Lan yêu cầu xuất trình mẫu đơn nhập khẩu để thông quan lô hàng. Những nhà sản xuất phụ tùng ô tô Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cũng nên xác định Mã thuế phù hợp cho hàng hóa của mình theo mã Hệ thống hài hòa (HS code) của Nhật Bản, ví dụ 4013.10 cho phụ tùng ô tô.
Đóng gói
Khi vận chuyển phụ tùng ô tô từ Việt Nam, việc quan trọng cần làm là đảm bảo rằng những phụ tùng này được đóng gói và dán nhãn đầy đủ. Hãy thực hiện theo những lời khuyên sau đây để bảo vệ hàng hóa của mình trong quá trình xuất khẩu
- Dùng bao bì chắc chắn: Chọn những hộp đựng có thể chịu được trọng lượng và tính chất của phụ tùng. Nếu vận chuyển những phụ tùng dễ vỡ như cản xe, hãy sử dụng bọc bong bóng hoặc xốp để tăng thêm khả năng bảo vệ
- Niêm phong: Dùng băng dính chắc chắn để dán cố định hộp đựng, gia cố các cạnh cho những phụ tùng nặng hơn.
- Chống thấm: Cân nhắc việc chống thấm hoặc giúp cho kiện hàng có khả năng chống nước tốt hơn để bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài. Việc này có thể giúp ngăn chặn việc các thành phần kim loại bị rỉ sét hoặc ăn mòntrong quá trình vận chuyển.
- Không đóng gói quá nhiều: Xét về lâu dài, việc đóng gói quá nhiều phụ tùng vào một kiện hàng để tránh phí vận chuyển quá cao có thể khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn. Đảm bảo có đủ không gian cho việc bảo vệ những phụ tùng ô tô được chế tạo chính xác trong quá trình vận chuyển. Việc đóng gói quá nhiều sẽ tăng nguy cơ các phụ tùng va chạm vào nhau và gây hư hỏng.
Hãy để DHL Express Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu phụ tùng ô tô của bạn
Trong bối cảnh thị trường phụ tùng ô tô toàn cầu phát triển, Việt Nam có vị thế đặc biệt trong việc đóng góp cho lĩnh vực này. Với danh tiếng là nhà sản xuất phụ tùng đáng tin cậy cho nhiều thương hiệu ô tô lớn nhất thế giới, đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành phụ tùng mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra trường quốc tế.
DHL Express Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khám phá nhữngcơ hội này, cung cấp giải pháp vận chuyển phụ tùng ô tô phù hợp và hơn thế nữa. Hãy mở tài khoản doanh nghiệp ngay hôm nay và khám phá những giải pháp vận chuyển tuyệt vời của DHL để tận hưởng những lợi ích của việc xuất khẩu phụ tùng ô tô thuận lợi và hiệu quả.