#TưVấnLogistics

Thúc đẩy nhập khẩu than từ Úc vào Việt Nam

facebook sharing button
twitter sharing button
linkedin sharing button
Smart Share Buttons Icon Share
Nhập khẩu than từ Úc vào Việt Nam - DHL Express Việt Nam

Sự phát triển kinh tế và công nghiệp mạnh mẽ tại Việt Nam đã làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là than. Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu than để đảm bảo cung ứng và tránh những đợt cắt điện có thể cản trở các hoạt động sản xuất.

Theo một bài báo của Vietnam Briefing, kế hoạch Năng lượng Quốc gia Việt Nam (NEMP) của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030 dự báo nhập khẩu than sẽ đạt đỉnh 85 triệu tấn vào năm 2035, sau đó giảm dần xuống 50 triệu tấn vào năm 2045. Chiến lược này nhằm cân bằng nhu cầu năng lượng hiện tại và các mục tiêu phát triển bền vững lâu dài, đảm bảo nguồn cung ổn định cho Việt Nam.

Để triển khai các kế hoạch này, Việt Nam sẽ gia tăng nhập khẩu thêm than đá từ Úc. Theo Vietnam Briefing, than là mặt hàng xuất khẩu chính của Úc sang Việt Nam, đạt giá trị khoảng 4,3 tỷ USD trong năm 2022.

Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường than Việt Nam trong thời gian tới, các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc có ý định tham gia vào lĩnh vực này cần nắm vững các quy trình nhập khẩu phức tạp. Việc trang bị kiến thức về "Thuế nhập khẩu và xuất khẩu than từ Úc sang Việt Nam là bao nhiêu?" cùng các quy định thông quan tại hải quan Việt Nam là điều cần thiết để đảm bảo sự thành công.

Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết về các thủ tục, quy định và logistics cần thiết để nhập khẩu than từ Úc sang Việt Nam, giúp các bên liên quan có thể nắm rõ các bước cần thực hiện.

Xuất khẩu than từ Úc sang Việt Nam

Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Úc đang ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và nhập khẩu than, yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam. Trước khi xem xét quy trình nhập khẩu tại Việt Nam, chúng ta cần hiểu rõ cách thức xuất khẩu từ Úc.

Quy trình khai báo xuất khẩu của Úc

Bước đầu tiên để xuất khẩu than từ Úc là thực hiện khai báo xuất khẩu. Tất cả hàng hóa xuất khẩu đều phải được kiểm soát chặt chẽ bởi hải quan và cần một mã khai báo xuất khẩu hoặc mã miễn trừ. Đồng thời, Lực lượng Biên giới Úc (ABF) phải được thông báo về mọi lô hàng xuất khẩu:

  • Có giá trị hơn 2.000 đô la Úc.
  • Yêu cầu giấy phép xuất khẩu.
  • Là hàng hóa chịu thuế hoặc tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp chưa nộp thuế hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Được yêu cầu hoàn thuế.

ABF sẽ kiểm định hàng hóa để bảo đảm chúng tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau khi hàng hóa được thông quan, giấy phép xuất khẩu sang Úc sẽ được cấp.

Tài liệu xuất khẩu

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ 7 loại giấy tờ quan trọng để đảm bảo lô hàng tuân thủ quy định xuất khẩu của Úc và Việt Nam. Điều này giúp quá trình xuất khẩu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

  1. Tờ khai xuất khẩu: Bắt buộc đối với tất cả hàng hóa rời khỏi Úc, đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan.
  2. Giấy phép nhập khẩu: Cần thiết cho việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, với các yêu cầu cụ thể thay đổi tùy theo từng quốc gia.
  3. Hóa đơn thương mại: Cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng, bao gồm mô tả hàng hóa, tổng giá trị và Mã hệ thống hài hòa (HS).
  4. Vận đơn: Là tài liệu pháp lý liệt kê các mặt hàng được vận chuyển, tên người gửi, công ty vận chuyển và các điều khoản vận chuyển.
  5. Vận đơn hàng không: Được sử dụng cho các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không, bao gồm thông tin chi tiết về lô hàng và hướng dẫn xử lý.
  6. Giấy chứng nhận xuất xứ: Chứng nhận rằng sản phẩm được thu thập, sản xuất, chế tạo hoặc xử lý tại một quốc gia cụ thể.
  7. Giấy chứng nhận bảo hiểm: Cung cấp bằng chứng về việc có bảo hiểm cho lô hàng, bảo vệ khỏi mất mát hoặc hư hỏng.

Thủ tục nhập khẩu ở Việt Nam

Để nhập khẩu than từ Úc vào Việt Nam thành công, các doanh nghiệp cần am hiểu rõ ràng về các thủ tục quy định và chiến lược logistics hiệu quả. Điều này đảm bảo hàng hóa được vấn chuyển tuân thủ pháp luật và tránh vi phạm quy định của hải quan.

Đăng ký và thành lập pháp nhân

Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế, bằng cách loại bỏ yêu cầu về giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu. Doanh nghiệp chỉ cần thành lập một công ty thương mại tại Việt Nam là có thể tự do nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối hàng hóa trong nước.

Tuy nhiên, nếu muốn bán trực tiếp sản phẩm nhập khẩu cho người tiêu dùng, doanh nghiệp cần có thêm giấy phép kinh doanh. Quá trình thành lập công ty sẽ mất khoảng 03 tháng, và xin giấy phép kinh doanh có thể mất từ 01 đến 03 tháng.

Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa

Các công ty nhập khẩu than từ Úc vào Việt Nam mà chưa có văn phòng đại diện tại đây, có thể sử dụng dịch vụ Ủy thác nhập khẩu (IOR). Đây là giải pháp lý tưởng cho những doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian, thăm dò thị trường hoặc chỉ có nhu cầu nhập khẩu không thường xuyên.

Dịch vụ IOR giải quyết mọi khó khăn từ thủ tục phức tạp, quy định pháp luật đến rào cản ngôn ngữ, đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Quy định hải quan tại Việt Nam

Quy trình thông quan hải quan tại Việt Nam đảm bảo rằng tất cả hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả than đá), đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia. Dưới đây là quy trình hải quan chi tiết của Việt Nam:

  1. Nộp tờ khai hải quan: Người nhập khẩu phải nộp tờ khai hải quan (bản gốc) và cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng.
  2. Kiểm tra hàng hóa: Cơ quan hải quan sẽ quyết định có kiểm tra hàng hóa hay không, dựa trên nhiều yếu tố như lịch sử tuân thủ của người nhập khẩu và mức độ rủi ro của lô hàng. Thay vì kiểm tra toàn bộ hàng hóa, Việt Nam sẽ ưu tiên kiểm tra sau thông quan.
  3. Miễn kiểm tra: Một số hàng hóa có thể được miễn kiểm tra hải quan, bao gồm hàng hóa nhập khẩu bởi các đơn vị có hồ sơ tuân thủ tốt, máy móc thiết bị cho dự án đầu tư và hàng hóa viện trợ nhân đạo.

Các tài liệu hải quan để nhập khẩu vào Việt Nam

Để quá trình thông quan hàng hóa thuận lợi tại Việt Nam, nhà nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết sau:

  • Tờ khai hải quan: Bắt buộc đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu và phải nộp bản gốc.
  • Hóa đơn thương mại: Cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng, bao gồm cả giá trị của hàng hóa.
  • Hợp đồng mua bán: Bản sao hợp đồng hoặc các tài liệu liên quan đến giao dịch.
  • Giấy phép nhập khẩu: Yêu cầu đối với những mặt hàng cần có giấy phép nhập khẩu cụ thể, theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam.
  • Vận đơn: Bản sao vận đơn,phải cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng và các điều khoản vận chuyển.
  • Danh sách đóng gói chi tiết: Bản gốc danh sách đóng gói liệt kê các nội dung của lô hàng.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ: Bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, để hưởng thuế suất ưu đãi.
  • Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm: Do tổ chức kiểm tra cấp hoặc giấy ghi chú về việc miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Cơ quan hải quan sẽ xem xét các tài liệu và quyết định có cần kiểm tra hàng hóa hay không. Nếu mọi thủ tục pháp lý đã hoàn tất và thuế được thanh toán đầy đủ, hàng hóa sẽ được thông quan. Theo Đại sứ quán Việt Nam, chỉ dưới 5% lô hàng sẽ bị kiểm tra ngẫu nhiên. Những lô hàng có rủi ro cao hoặc từ đơn vị có lịch sử tuân thủ kém sẽ được kiểm tra kỹ hơn.

Thuế Nhập khẩu và Xuất khẩu tại Việt Nam

Hiểu rõ các loại thuế áp dụng cho nhập khẩu than tại Việt Nam rất quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. Dưới đây là tổng quan về các loại thuế liên quan: 

  • Thuế nhập khẩu: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bao gồm cả than đá. Mức thuế thay đổi tùy thuộc vào từng loại than và mã phân loại theo Hệ thống hài hòa (HS Code).
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Phần lớn hàng hóa và dịch vụ tại Việt Nam đều phải chịu thuế VAT là 10%. Mức thuế này được tính trên giá trị CIF (chi phí, bảo hiểm và vận chuyển) và các loại thuế nhập khẩu khác (nếu có).
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT): Các mặt hàng xa xỉ hoặc có tác động xấu đến môi trường sẽ chịu thuế SCT. Tuy nhiên, không phải loại than đá nào cũng bị áp thuế này, tùy thuộc vào từng loại than và mục đích sử dụng cụ thể.

Chính sách thuế xanh ở Việt Nam

Việc nhập khẩu than vào Việt Nam sẽ phải chịu thuế xanh, được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Một số ví dụ bao gồm:

  • Thuế Tài nguyên (NRT): Áp dụng cho các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam. Mức thuế này sẽ thay đổi linh hoạt từ 1% đến 40%, tùy theo từng loại tài nguyên. Ví dụ, than đá cũng phải chịu NRT, được tính trên sản lượng và giá trị khai thác.
  • Thuế Bảo vệ Môi trường (EPT): Là một loại thuế gián thu đánh vào các hoạt động sản xuất và nhập khẩu hàng hóa có tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm cả than. Mức thuế này được tính theo kilogam, có sự khác biệt tùy thuộc vào loại than và mục đích sử dụng cụ thể.

Vận chuyển than nhập khẩu Úc-Việt: Dịch vụ toàn diện từ DHL Express

Nhân viên DHL Express Việt Nam tươi cười bước vào xe tải

Để thuận lợi trong quy trình nhập khẩu than vào Việt Nam, hãy tham vấn ý kiến của cơ quan hải quan hoặc các công ty dịch vụ chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn cập nhật những quy định mới nhất, xử lý thủ tục phức tạp và đảm bảo tuân thủ pháp lý.

Sẵn sàng nhập khẩu than vào Việt Nam? Hãy hợp tác với DHL Express Việt Nam! Với kinh nghiệm dày dặn và mạng lưới vận chuyển rộng khắp hơn 220 quốc gia, chúng tôi cam kết quá trình vận chuyển than nhập khẩu từ Úc đến Việt Nam diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động thương mại và đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Mở tài khoản doanh nghiệp với DHL Express ngay hôm nay để bắt đầu hành trình nhập khẩu than từ Úc!