Di chuyển và Nội dung
Bạn đang ở tại  Việt Nam
hoặc Chọn quốc gia khác

Incoterms®


Các quy tắc vận chuyển của Incoterms® thường được sử dụng cho hợp đồng trong nước và quốc tế trên toàn thế giới, trình bày trách nhiệm giữa người mua và người bán về vấn đề chi phí, rủi ro, trách nhiệm đối với hàng hóa và việc tuân thủ quy định.

2020 so với 2010


Các thay đổi chính

  • DAT (Giao hàng tại Bến) được đổi tên thành Giao và Dỡ Hàng tại Nơi đến (DPU)
  • FCA (Giao hàng cho Người chuyên chở) hiện cho phép phát hành Vận Đơn sau khi chất hàng

Các thay đổi khác

  • CIF (Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí) và CIP (Cước phí và Bảo hiểm Trả Tới) đề ra các thỏa thuận bảo hiểm tiêu chuẩn mới, tuy nhiên người mua và người bán vẫn có thể thương lượng với nhau về mức độ bảo hiểm.
  • Nếu được liệt kê, cách phân bổ chi phí giữa người mua và người bán được trình bày chính xác hơn - một điều khoản liệt kê tất cả các chi phí mà người bán và người mua chịu trách nhiệm chi trả.
  • FCA (Giao hàng cho Người chuyên chở), DAP (Giao hàng tại Nơi đến), DPU (Giao và Dỡ Hàng tại Nơi đến) và DDP (Giao hàng đã nộp Thuế Nhập khẩu) hiện cho phép người mua và người bán tự sắp xếp phương tiện vận chuyển của họ thay vì sử dụng bên thứ ba.
  • Các nghĩa vụ liên quan đến bảo mật hiện được nhấn mạnh nhiều hơn.
  •  “Ghi chú Giải thích cho Người dùng” cho mỗi điều khoản Incoterm® đã thay thế cho Ghi chú Hướng dẫn của phiên bản 2010 và được thiết kế để người dùng sử dụng dễ dàng hơn.
  • CIP (Cước phí và Bảo hiểm Trả Tới) hiện yêu cầu phạm vi bảo hiểm mặc định theo Điều kiện Bảo hiểm Loại A hoặc tương đương. Trước đây là Điều kiện Bảo hiểm Loại C trong phiên bản Incoterms® 2010. Phạm vi bảo hiểm bắt buộc theo điều khoản CIF vẫn giữ nguyên.

Các Quy tắc Năm 2020 dành cho Bất kỳ Phương thức Vận chuyển nào


EXW – Giá xuất Xưởng

GIÁ XUẤT XƯỞNG (EXW) có nghĩa là người bán sẽ giao hàng cho người mua khi hàng hóa thuộc quyền tùy ý sử dụng của người mua tại một địa điểm chỉ định (như nhà máy hoặc nhà kho) và địa điểm được chỉ định đó có thể là địa điểm của người bán hoặc không. Để quá trình giao hàng được diễn ra, người bán không cần chất xếp hàng hóa lên phương tiện thu gom, cũng như không cần phải thông quan hàng hóa để xuất khẩu (nếu quá trình thông quan đó được áp dụng).

FCA – Giao hàng cho Người chuyên chở

GIAO HÀNG CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ (FCA) Có nghĩa là người bán sẽ giao hàng cho người mua theo một trong hai cách:

  • Cách thứ nhất: Khi địa điểm đã chỉ định là cơ sở của người bán, việc giao hàng diễn ra khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải do người mua sắp xếp.
  • Cách thứ hai: Khi địa điểm đã chỉ định là một địa điểm khác, việc giao hàng diễn ra khi hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải của người bán, được chuyển đến địa điểm đã chỉ định và sẵn sàng cho việc dỡ hàng từ phương tiện vận tải của người bán cũng như thuộc quyền tùy ý sử dụng của người vận chuyển hoặc của một người khác do người mua chỉ định. 

Khi một trong hai địa điểm được chọn làm địa điểm giao hàng, thì địa điểm đó sẽ xác định nơi mà rủi ro chuyển sang người mua và mốc thời gian mà kể từ đó chi phí được tính cho người mua.

CPT – Cước phí Trả tới

CƯỚC PHÍ TRẢ TỚI (CPT) nghĩa là người bán sẽ giao hàng cho người mua, đồng thời chuyển giao rủi ro sang người mua bằng cách bàn giao cho người vận chuyển đã ký hợp đồng với người mua, hoặc bằng cách thu mua hàng hóa đã giao. Người bán có thể làm như vậy bằng cách trao cho người vận chuyển quyền sở hữu thực tế đối với hàng hóa đó theo cách thức và tại địa điểm phù hợp với phương tiện vận tải được sử dụng. Sau khi hàng hóa được giao đến người mua theo cách này, người bán sẽ không đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được gửi tới điểm đến trong tình trạng tốt, với số lượng như đã nêu hay thậm chí là hàng hóa hoàn toàn không đến được nơi. Lý do là vì rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người mua bằng cách trao cho người vận chuyển; tuy nhiên, người bán phải ký hợp đồng cho việc vận chuyển hàng hóa từ điểm giao hàng tới điểm đến đã thỏa thuận.

CIP – Cước phí và Bảo hiểm Trả Tới

CƯỚC PHÍ VÀ BẢO HIỂM TRẢ TỚI (CIP) nghĩa là người bán sẽ giao hàng cho người mua, đồng thời chuyển giao rủi ro sang người mua bằng cách bàn giao cho người vận chuyển đã ký hợp đồng với người mua, hoặc bằng cách thu mua hàng hóa đã giao.  Người bán có thể làm như vậy bằng cách trao cho người vận chuyển quyền sở hữu thực tế đối với hàng hóa đó theo cách thức và tại địa điểm phù hợp với phương tiện vận tải được sử dụng. Sau khi hàng hóa được giao đến người mua theo cách này, người bán sẽ không đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được gửi tới điểm đến trong tình trạng tốt, với số lượng như đã nêu hay thậm chí là hàng hóa hoàn toàn không đến được nơi. Lý do là vì rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người mua bằng cách trao cho người vận chuyển; tuy nhiên, người bán phải ký hợp đồng cho việc vận chuyển hàng hóa từ điểm giao hàng tới điểm đến đã thỏa thuận.

DAP - Giao hàng tại Nơi đến

GIAO HÀNG TẠI NƠI ĐẾN (DAP) nghĩa là người bán sẽ giao hàng cho người mua, đồng thời chuyển giao rủi ro sang người mua khi hàng hóa thuộc quyền tùy ý sử dụng của người mua trên phương tiện giao hàng đến, sẵn sàng dỡ hàng tại điểm đến đã chỉ định hoặc tại vị trí cụ thể trong địa điểm đó, nếu hai bên đã thỏa thuận. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa tới điểm đến đã chỉ định hoặc tới vị trí đã thỏa thuận trong địa điểm đó. Vì vậy, trong quy tắc Incoterms này, việc giao hàng và việc hàng tới điểm đến là như nhau.

DPU – Giao và Dỡ Hàng tại Nơi đến

GIAO VÀ DỠ HÀNG TẠI NƠI ĐẾN (DAP) nghĩa là người bán sẽ giao hàng cho người mua, đồng thời chuyển giao rủi ro sang người mua khi hàng hóa thuộc quyền tùy ý sử dụng của người mua, sau khi dỡ khỏi phương tiện giao hàng đến, tại điểm đến đã chỉ định hoặc tại vị trí đã thống nhất trong địa điểm đó, nếu hai bên đã thỏa thuận. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa và dỡ hàng tại điểm đến đã chỉ định. Vì vậy, trong quy tắc Incoterms này, việc giao hàng và việc hàng tới điểm đến là như nhau. DPU là quy tắc Incoterms duy nhất yêu cầu người bán dỡ hàng tại điểm đến. Vì vậy, người bán phải đảm bảo rằng họ có thể tổ chức việc dỡ hàng tại địa điểm đã chỉ định. Nếu các bên có ý định rằng người bán không phải chịu rủi ro và chi phí dỡ hàng, thì họ nên tránh áp dụng quy tắc DPU mà thay vào đó nên sử dụng quy tắc DAP.

DDP – Giao hàng đã nộp Thuế Nhập khẩu

GIAO HÀNG ĐÃ NỘP THUẾ NHẬP KHẨU (DDP) nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa thuộc quyền tùy ý sử dụng của người mua, đã được thông quan nhập khẩu, trên phương tiện giao hàng đến, sẵn sàng dỡ hàng, tại điểm đến đã chỉ định hoặc tại vị trí đã thống nhất trong địa điểm đó, nếu hai bên đã thỏa thuận. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa tới điểm đến đã chỉ định hoặc tới vị trí đã thỏa thuận trong địa điểm đó. Vì vậy, trong quy tắc Incoterms này, việc giao hàng và việc hàng tới điểm đến là như nhau.

Các Quy tắc Năm 2020 dành cho Vận tải Đường biển và Đường thủy Nội địa


FAS – Giao Dọc Mạn Tàu

GIAO DỌC MẠN TÀU (FAS) nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu (ví dụ: trên bến tàu hoặc sà lan) của người mua tại cảng bốc hàng đã chỉ định hoặc khi người bán thu mua hàng hóa đã được giao như vậy. Người bán chuyển giao rủi ro hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng sang người mua khi hàng hóa nằm dọc mạn tàu và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm đó trở đi.

FOB – Giao hàng lên Tàu

GIAO HÀNG LÊN TÀU (FOB) nghĩa là người bán giao hàng cho người mua trên boong tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng đã chỉ định, hoặc khi người bán thu mua hàng hóa đã được giao như vậy. Người bán chuyển giao rủi ro hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng sang người mua khi hàng hóa nằm trên boong tàu và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm đó trở đi.

CFR - Tiền hàng và Cước phí

TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ (CFR) nghĩa là người bán giao hàng cho người mua trên boong tàu, hoặc khi người bán thu mua hàng hóa đã được giao như vậy. Người bán chuyển giao rủi ro hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng sang người mua khi hàng hóa nằm trên boong tàu, do đó người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho dù hàng hóa có thực sự tới được điểm đến trong tình trạng tốt, với số lượng như đã nêu hay không hay thậm chí là hàng hóa hoàn toàn không đến được nơi. Trong CFR, người bán không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm đối với người mua: vì vậy, người mua nên mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình.

CIF – Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí

TIỀN HÀNG, BẢO HIỂM VÀ CƯỚC PHÍ (CIF) nghĩa là người bán giao hàng cho người mua trên boong tàu, hoặc khi người bán thu mua hàng hóa đã được giao như vậy. Người bán chuyển giao rủi ro hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng sang người mua khi hàng hóa nằm trên boong tàu, do đó người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho dù hàng hóa có thực sự tới được điểm đến trong tình trạng tốt, với số lượng như đã nêu hay không hay thậm chí là hàng hóa hoàn toàn không đến được nơi.

Tải xuống Sách giới thiệu Quy tắc


Khóa đào tạo của ICC


Đọc thêm về bộ quy tắc Incoterms® trên trang web của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) và bạn cũng có thể đặt mua ấn phẩm “Incoterms® 2020” tại đây.

Hãy đăng ký tham gia khóa đào tạo trực tuyến về bộ quy tắc Incoterms® 2020 tại địa chỉ icc.academy.

Bạn Có thể Cũng Quan tâm Đến